image banner
SỰ CẦN THIẾT VÀ HIỆU QUẢ MANG LẠI TỪ VIỆC THAM GIA BẢO VỆ RỪNG
Với nhận thức Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có vai trò trong việc duy trì sự sống trên trái đất và cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái quan trọng cho con người góp phần không nhỏ vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Những năm gần đây, thực hiện giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn đã ký kết hợp đồng khoán bảo vệ rừng với các cộng đồng dân cư tại địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng được thể hiện qua các mặt như:

anh tin bai

  Ảnh: Khu rừng được bảo vệ

 Thứ nhất, bảo vệ rừng giúp cải thiện chất lượng môi trường. Rừng là một hệ sinh thái quan trọng, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật. Rừng còn giữ lại khí hậu, bảo vệ đất và giảm thiểu tác động của các cơn bão lũ, ngăn ngừa sạt lở đất. Nếu rừng bị tàn phá, môi trường sống của cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên trong những năm qua diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn đều tăng lên.

Thứ hai, bảo vệ rừng giúp tạo ra các nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương. Các sản phẩm rừng như cây dược liệu, mật ong và nấm có giá trị kinh tế cao và được tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Việc bảo vệ rừng giúp đảm bảo nguồn cung các sản phẩm này và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Các dịch vụ môi trường quan trọng cho cộng đồng địa phương.

Thứ ba, bảo vệ rừng giúp tạo ra cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương. Việc bảo vệ rừng cần nhiều lao động, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và kiến thức về quản lý rừng. Các dự án bảo vệ rừng cũng tạo ra cơ hội để phát triển các ngành kinh doanh liên quan đến rừng, giúp cộng đồng địa phương phát triển kinh tế.

Hiện tại, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn đã thực hiện chính sách xã hội hóa nghề rừng bằng cách giao khoán bảo vệ rừng trên một phần diện tích quản lý cho 13 cộng đồng thôn bản trên địa bàn các xã Nậm Xây, Nậm Xé. Theo đó, các cộng đồng nhận khoán sẽ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, và được chi trả tiền công nhận khoán bảo vệ rừng hàng năm, theo hợp đồng đã ký kết với Khu bảo tồn. Đây là một chính sách đem lại lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cho cả Khu bảo tồn và các cộng đồng dân cư trên địa bàn. Bằng việc tham gia bảo vệ rừng, cộng đồng không chỉ đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên rừng mà còn nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của mình đối với các thành viên tổ tuần tra của các cộng đồng, đồng thời đóng góp tích cực phát triển các hoạt động cộng đồng, phúc lợi xã hội như:

(i) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Xây dựng nhà văn hóa của thôn bản, hiện nay các cộng động nhận khoán bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn đã 100% có nhà văn hóa khang trang, sạch sẽ và rộng rãi để tổ các sự kiện hay hội hojp của thôn, bản;

anh tin bai

   Ảnh: Nhà văn hóa thôn khang trang, sạch sẽ

Lắp đèn năng lượng mặt trời dọc các đường làng ngõ xóm. Trước đây các đường làng ngõ xóm tối đen về buổi tối bây giờ đã được chiếu sáng bởi các cột đèn năng lượng mặt trời;

anh tin bai

Ảnh: Đèn năng lượng mặt trời soi sáng đoạn đường trong các làng ngõ xóm

Đặc biệt xây dựng các con đường bê tông thay thế các con đường trước toàn bùn đất vào mùa mưa gây khó khăn cho việc đi lại giữa các thôn các bản với nhau, giữa các thôn bản với xã giúp cho việc di chuyển giữa các vùng dễ dàng hơn, đảm bảo an toàn hơn cho người dân và hàng hóa. Điều này cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương, mở ra những cơ hội mới cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và du lịch.

 
anh tin bai

Ảnh: Đường bê tông kết nối giữa các thôn với nhau

(ii) Xây dựng quỹ khuyến học, quà tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.

Tóm lại, tham gia bảo vệ rừng là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng. Đối với cá nhân, việc tham gia bảo vệ rừng giúp nâng cao kiến thức về môi trường, trách nhiệm bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng. Ngoài ra, đó còn là cơ hội để rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường sức khỏe, gắn kết với cộng đồng, và có thể kiếm được thu nhập từ các hoạt động liên quan đến rừng.

Đối với cộng đồng, việc bảo vệ rừng không chỉ đảm bảo sự bền vững của nguồn tài nguyên rừng mà còn giúp cải thiện cuộc sống của người dân, đóng góp tích cực vào phát triển các hoạt động cộng đồng và phúc lợi xã hội. Đặc biệt, chính sách xã hội hóa nghề rừng, giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng là một giải pháp hiệu quả trong việc tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia và đóng góp vào công tác bảo vệ rừng.

anh tin bai

  Ảnh: Mùa màng bội thu nhờ nguồn nước đầu nguồn dồi dào

Nếu chúng ta hiểu và thực hiện tốt bảo vệ rừng, thì chúng ta đã đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiện tượng khô hạn, đất đai trơ trọi, lũ lụt, đảm bảo an ninh lương thực, bền vững phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của đất nước. Do đó, việc tham gia bảo vệ rừng là một nhiệm vụ cần thiết và trách nhiệm của tất cả chúng ta, để lại một môi trường trong lành và tài nguyên rừng bền vững cho thế hệ tương lai.

Lương Văn Thuân


image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 68
  • Trong tuần: 839
  • Tất cả: 39789
Đăng nhập