image banner
Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm và chú trọng từ chỉ đạo điều hành đến công tác triển khai thực hiện. Đặc biệt công tác PCCCR và theo dõi diễn biến rừng luôn được quan tâm hàng đầu. Trong năm qua, Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR như sử dụng Flycam, điện thoại thông minh, ứng dụng phần mềm thuật toán ghép ảnh Flycam… qua đó đã nâng cao hiệu quả trong công tác theo dõi diễn biến rừng, quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn.

         Trước đây, công tác theo dõi phát hiện cảnh báo điểm cháy sớm chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, và kiểm lâm địa bàn qua truy vấn trang Web của Cục kiểm lâm và thông báo của phần mềm Hotspots nên việc xác minh điểm cháy còn qua nhiều khâu, nhiều bước và hướng đi, điểm đến còn thiếu chính xác do không có thiết bị chuyên dụng. Trong khi lực lượng bảo vệ rừng luôn thường trực tại các chốt là lực lượng có thể tiếp cận các điểm cháy nhanh chóng và kịp thời. Nhận ra điều đó Khu bảo tồn đã mua sắm điện thoại thông minh cài đặt phần mềm Hotspot, vTools cho các tổ đội hợp đồng bảo vệ rừng, và định hướng cho các cộng đồng nhận khoán mua sắm phục vụ cho công tác nhận khoán bảo vệ rừng của mình và hiện nay các tổ đội tuần tra của cộng đồng cũng đều được trang bị.

anh tin bai

Ảnh: Sử dụng Flycam ra soát, kiểm tra hiện trạng rừng

           Đối với công tác theo dõi diễn biến rừng trước kia được thực hiện theo phương pháp thủ công, truyền thống là đi đến tận hiện trường để khoanh vẽ, xác minh. Mặt khác có những khu vực rừng tại vị trí có địa hình đi lại khó khăn, hiểm trở khó có thể tiếp cận không an toàn cho con người thì chỉ khoanh đối diện, nên có nhiều hạn chế, thiếu chuẩn xác. Từ những hạn chế đó, Khu bảo tồn đã mua sắm trang bị Flycam phục vụ cho công các theo dõi diễn biến rừng và PCCCR. Từ những ảnh chụp vuông góc với mặt đất có độ nét 4k theo khoảng cách cự ly điểm ảnh được thiết lập sẵn từ đường bay, lưới bay kết hợp với các ứng dụng phần mềm thuật toán ghép ảnh Flycam tạo ra một ảnh tổng thể có gắn trục hệ tọa độ, xuất ra file có định dạng như KMZ (mở trên Google Earth), TIFF (mở trên các phần mềm biên tập bản đồ như Mapinfor, Qgis)…  chồng xếp các bản đồ nền khu bảo tồn từ đó sẽ phát hiện được những biến động, sai khác hiện trạng rừng giữa bản đồ nền với hiện trạng thực tế. Thực hiện phương pháp này có độ chính xác lên đến 99% từ đó có thể xác định được diện tích biến động để phục vụ công tác cập nhật diễn biến rừng. Thiết bị bay flycam có bán kính bay xa tới 10 Km thời lượng bay trung bình 20 - 30 phút do vậy vùng ảnh sau khi ghép là rất rộng điện tích có thể lên đến 1 - 2 Tiểu khu. Đối với diện tích lớn như vậy mà sử dụng phương pháp thủ công thực hiện kiểm tra, rà soát thì mất rất nhiều nhân lực, vật lực và thời gian. Ngoài ra ứng dụng trong công tác theo dõi diễn biến rừng flycam còn sử dụng trong xác minh và tiếp cận các điểm cháy 1 cách nhanh chóng và kịp thời.

 Ảnh Khu vực rà soát hiện trạng rừng bằng ứng dụng công nghệ 

            Hiệu quả của áp dụng công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ và PCCCR:

           Tiết kiệm thời gian: Sử dụng công nghệ giúp cập nhật thông tin nhanh chóng và linh hoạt, giúp công tác quản lý rừng có khả năng đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.

           Tiết kiệm chi phí: Sử dụng công nghệ giúp giảm chi phí so với các phương pháp truyền thống trong việc theo dõi, đánh giá và quản lý rừng.

           Việc áp dụng công nghệ thông tin đặc biệt là thiết bị bay Flycam vào công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR là một bước tiến mới của lực lượng Kiểm lâm Lào Cai nói chung và Khu bảo tồn Văn Bàn nói riêng. Nó không chỉ dừng lại ở một giải pháp hiệu quả mà còn giúp tối ưu hóa việc sử dụng sức người mà lại đem lại hiệu quả chính xác cao.

Lương Văn Thuân


image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 32
  • Hôm nay: 94
  • Trong tuần: 328
  • Tất cả: 55831
Đăng nhập