image banner
Giải pháp quản lý và bảo vệ rừng bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn
Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn (Khu bảo tồn) được giao quản lý bảo vệ 24.720 ha rừng và đất lâm nghiệp, là một trong những Khu bảo tồn có giá trị đa dạng sinh thái cao, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng và duy trì sự đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen. Với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền vững, trong những năm gần đây Khu bảo tồn đã triển khai, áp dụng nhiều giải nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học như: lập các chốt bảo vệ rừng; ký hợp đồng lao động, giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, người dân địa phương; đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại.

Lập và duy trì hoạt động tại các chốt bảo vệ rừng

            Hiện nay, Khu bảo tồn đã lập và duy trì hoạt động thường xuyên 12 chốt bảo vệ rừng nhằm kiểm soát các lối ra vào rừng và các khu vực trọng điểm. Các chốt này hoạt động liên tục, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm, khai thác rừng trái phép. Việc duy trì các chốt bảo vệ rừng không chỉ giúp bảo vệ rừng mà còn tạo ra một hệ thống giám sát hiệu quả, phát hiện sớm các nguy cơ và xử lý kịp thời.

anh tin bai

Ảnh: Lực lượng nhân viên bảo vệ rừng trực chốt bảo vệ rừng

Công tác khoán bảo vệ rừng

            Khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng địa phương: Nhằm đảm bảo chia xẻ lợi ích từ rừng với cộng đồng địa phương, hang năm Khu bảo tồn đã giao khoán bảo vệ rừng cho 13 cộng đồng thôn với số tiền chi trả cho mỗi cộng tồng từ 250 - 400 triệu đồng, đây là nguồn thu lớn để phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn cho cộng đồng địa phương, thông qua giao khoán nhằm nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng địa phương, từ đó đã góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển rừng bền vững.

            Thuê lao động bảo vệ rừng: Khu bảo tồn cũng đã ký hợp đồng lao động với 80 người dân địa phương để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng (PCCCR) tại các khu vực xa, địa hình đi lại phức tạp, giáp ranh với tỉnh Lai Châu và Yên Bái. Lực lượng này tập trung chủ yếu trong công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng và PCCCR, đóng vai trò quan trọng trong việc tuần tra, giám sát và bảo vệ rừng. Sự hiện diện thường xuyên của lực lượng này giúp tăng cường hiệu quả trong việc quản lý, ngăn chặn các hành vi xâm phạm và bảo vệ rừng.

anh tin bai

Ảnh: Họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng nhân viên bảo vệ rừng

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương

            Xác định công tác tuyên là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR ngay từ đầu năm Khu bảo tồn đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường và đổi mới hình thức, đối tượng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng, PCCCR và bảo tồn đa dạng sinh học. Các hoạt động tuyên truyền bao gồm: tổ chức hội nghị trực tiếp; phát tờ rơi, pano, apic; sử dụng các phương tiện truyền thông địa phương, tuyên truyền lưu động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, pháp luật về lâm nghiệp; hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh và người dân… Sự nhận thức cao của cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

anh tin baianh tin bai

Pano áp phích, tờ rơi của Khu bảo tồn

Ứng dụng công nghệ quản lý giám sát tài nguyên rừng

              Nhằm kịp thời vận dụng những hiệu quả mà công nghệ hiện đại mang lại, trong thời gian vừa qua Khu bảo tồn đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý bảo vệ rừng như sử dụng thiết bị bay Flycam, phần mềm vTools, Hotspot LCA... vào công tác quản lý bảo vệ rừng để kịp thời phát hiện Các công nghệ này giúp giám sát rừng một cách hiệu quả, phát hiện sớm các nguy cơ cháy rừng, khai thác trái phép và các hành vi xâm phạm khác, việc sử dụng ảnh Flycam giúp công tác cập nhật theo dõi diễn biến rừng được thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều và còn rất nhiều tiện ích khác như: giám sát việc tuần tra bảo vệ rừng của lực lượng bảo vệ rừng, khoanh vẽ, xác định vị trí của lô rừng được chính xác hơn…

anh tin bai

Ảnh: Tập huấn ứng dụng công nghệ tại Khu bảo tồn

            Ngoài ra còn rất nhiều các giải pháp khác cũng đang được triển khai thực hiện tại Khu bảo tồn như: đào tạo và nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng thông qua các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng quản lý, giám sát và bảo vệ rừng; phát triển du lịch sinh thái bền vững, khuyến khích phát triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng, tạo nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng địa phương và tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường; các chương trình dự án phát triển sinh kế cho cộng đồng như trồng rừng, phát triển kinh tế đồi rừng…

anh tin bai

Ảnh: Tập huấn về kỹ năng quản lý, giám sát và bảo vệ rừng cho các lực lượng bảo vệ rừng

anh tin bai

Ảnh: Khảo sát, khám phá các tuyến du lịch sinh thái

              Thông qua việc triển khai và áp dụng đồng bộ các giải pháp, sự quan tâm, phối hợp của cấp ủy chính quyền địa phương nên công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn đã đạt được những kết quả tích cực như: không có vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp nào trên địa bàn; không có điểm nóng về khai thác, phát phá, xâm lấn rừng trái phép; không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Từ đó góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường rừng bền vững./.

Lương Văn Thuân


image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 33
  • Hôm nay: 103
  • Trong tuần: 337
  • Tất cả: 55840
Đăng nhập