Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn
04/07/2024
Từ đầu năm 2024, công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và pháp luật lâm nghiệp tại Khu bảo tồn đã được quan tâm và triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong 06 tháng đầu năm đã tổ chức được 95 đợt tuyên truyền, tập huấn về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng dưới nhiều hình thức:
1. Một trong những hình thức truyền thống và hiệu quả là tổ chức các hội
nghị tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong 06
tháng đầu năm, Khu bảo tồn đã tổ chức 14 buổi hội nghị với sự tham gia của 978
lượt người dân tham gia.
Ảnh: Một cuộc Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật
2. Tuyên truyền lưu động cũng được đẩy
mạnh, đặc biệt là tại các khu vực vùng cao, hẻo lánh của 2 xã Nậm Xây và Nậm
Xé. Tổng cộng đã có 76 lượt tuyên truyền lưu động, với các đội tuyên truyền đến
từng thôn để trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người dân, cung cấp thông tin và hướng
dẫn người dân qua hệ thống loa phát thanh của xã về cách bảo vệ rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng.
Ảnh: Cán bộ địa bàn đi các thôn bản để chia sẻ, tuyên
truyền
3. Đáng chú ý, một hình thức tuyên
truyền mới và đặc biệt hiệu quả đã được Khu bảo tồn triển khai là việc tuyên
truyền pháp luật về lâm nghiệp cho học sinh thông qua các cuộc thi và hoạt động
ngoại khóa. Trong tháng 4, tháng 5 vừa qua, Khu bảo tồn đã phối hợp với Phòng
giáo dục và đào tạo huyện Văn Bàn và các trường THCS xã Nậm Xây, Minh Lương,
Liêm phú; trường PTDTBT THCS Nậm Xé tổ chức 04 cuộc thi "Rung chuông
vàng" cấp trường tại các xã Nậm Xây, Nậm Xé, Minh Lương và Liêm Phú, cùng
với 1 cuộc thi cấp cụm trường tổ chức tại xã Nậm Xé. Tổng số học sinh tham gia
dự thi là 520 em, và hơn 1.500 học sinh và phụ huynh đã tham gia cổ vũ và học hỏi.
Ảnh: Rung chuông vàng tìm hiểm pháp luật về lâm nghiệp
Các cuộc thi như "Rung chuông
vàng" không chỉ là sân chơi bổ ích mà còn là cơ hội để học sinh tìm hiểu
và nắm vững kiến thức pháp luật về lâm nghiệp, phát triển ý thức trách nhiệm,
trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong gia đình và cộng đồng tạo ra
hiệu ứng tuyên truyền rộng rãi và lâu dài. Hình thức tuyên truyền mới này là một
cách tiếp cận sáng tạo, nhắm vào thế hệ trẻ, giúp họ hình thành ý thức bảo vệ rừng
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức
chung của xã hội mà còn tạo nền tảng vững chắc cho công tác bảo vệ rừng trong
tương lai.
Ảnh: Lồng ghép tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
về lâm nghiệp cho các em học sinh
Tóm lại, trong 06 tháng đầu năm 2024,
công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và pháp luật về
lâm nghiệp tại Khu bảo tồn đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Sự đa dạng và
sáng tạo trong hình thức triển khai, đối tượng tuyên truyền đã mang lại những hiệu
quả thiết thực, tạo tính lan tỏa cao trong cộng đồng. Trong thời gian tới, Khu
bảo tồn tiếp tục phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức.
Xác định công tác tuyên truyền sẽ là yếu tố quan trọng để nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của cộng đồng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR và bảo tồn
đa dạng sinh học./.
Lương Văn Thuân