image banner
Huyện Văn Bàn chủ động tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng
Nhận định tình hình trong thời gian tới thời tiết, khí hậu hanh khô, độ ẩm thấp, tiểm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao. Để chủ động các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Ngày 11/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn đã ban hành Văn bản số 1629/UBND-NLN và chỉ đạo các cơ quan đơn vị trên địa bàn nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau:
         
1.
 Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Văn Bàn: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định chủ động tăng cường công tác chỉ đạo, bám nắm địa bàn được phân công phụ trách, phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng cháy rừng, ứng cứu, xử lý linh hoạt, hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.

 
Ảnh: Một số hình ảnh phối hợp trong công tác tuần tra bảo vệ rừng

2. Hạt Kiểm lâm huyện; Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn: (i) Tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (Ban Chỉ đạo) huyện, chuẩn bị tốt các điều kiện về PCCCR theo phương châm “bốn tại chỗ”; (ii) Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm bám sát địa bàn, tham mưu cho UBND các xã, thị trấn tuyên truyền tới người dân việc đốt dọn thực bì làm nương, đốt đồng cỏ, bãi chăn thả gia súc; bố trí, sắp xếp lịch đốt nương trên các địa bàn, đảm bảo giám sát việc đốt nương an toàn, không để xảy ra cháy lan vào rừng. Tuyệt đối không đốt nương khi cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Đảm bảo chế độ báo cáo tình hình đốt dọn thực bì làm nương, các điểm cháy về Hạt Kiểm lâm huyện định kỳ hàng ngày, hàng tuần, tháng; (iii) Làm tốt công tác dự báo, cảnh bảo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn trong suốt mùa hanh khô, đặc biệt khi có diễn biến thời tiết nắng nóng; thường xuyên 2 theo dõi các điểm cháy trên Hệ thống phát hiện sớm cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Duy trì kênh liên lạc thường xuyên, thông suốt giữa các lực lượng liên quan trong bảo vệ rừng, PCCCR; (iv) Duy trì lực lượng thường trực PCCCR 24/24 giờ trong ngày nhất là thời gian cao điểm về cháy rừng, những ngày nghỉ Lễ, Tết. Kiểm tra xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về PCCCR; (v) Kiểm kê, sửa chữa, bảo dưỡng dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR để sẵn sàng huy động khi có cháy rừng xảy ra; (vi) Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ rừng, PCCCR mùa khô hanh năm 2022 - 2023.
         
3. Phòng Nông nghiệp &PTNT
: Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban, đơn vị tăng cường đôn đốc các xã, thị trấn, các đơn vị chủ rừng xây dựng kế hoạch, bổ sung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng trong lâm phần được giao hiệu quả.
         
4. Công an huyện; Ban chỉ huy Quân sự huyện
: (i) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác phối hợp chặt trẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương, chủ rừng kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm quy định về bảo vệ rừng, PCCCR; (ii) Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống khi có cháy rừng xảy ra.
         
5. Phòng tài chính - Kế hoạch
: Thẩm định, trình UBND huyện bố trí nguồn vốn đầu tư về công tác BVR, PCCCR, kinh phí mua sắm thiết bị do Hạt Kiểm lâm, các đơn vị liên quan đề xuất mua sắm dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác BVR, PCCCR.
           
6. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: (i) Bổ sung, điều chỉnh phương án PCCCC rừng phù hợp với thực tế tại cơ sở. Thực hiện nghiêm túc quy định, thường trực 24/24 giờ để sẵn sàng huy động lực lượng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; (ii) Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho các thôn, bản, chủ rừng và nhân dân thực hiện tốt những cam kết trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Thường xuyên thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin của xã, thị trấn để Nhân dân biết, nâng cao ý thức trong việc sử dụng lửa, thực hiện đúng quy trình đốt nương an toàn. Nghiêm cấm việc đốt nương, sử dụng lửa gần rừng, trong rừng vào những ngày hanh khô, nắng nóng cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm), không đốt đồi cỏ, đồng cỏ với bất kỳ mục đích gì. Tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR; (iii) Tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra bám nắm địa bàn, kịp thời phát hiện các điểm, khu vực xảy ra cháy rừng, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để chữa cháy kịp thời, không để cháy lan diện rộng. Khi có nguy cơ lớn xảy 3 ra, nhanh chóng báo cáo Lãnh đạo UBND huyện và BCĐ Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững huyện để tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy.; (iv) Thực hiện nghiêm các quy định báo cáo thường xuyên và đột xuất khi có cháy rừng xảy ra với BCĐ Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững huyện (qua cơ quan thường trực Hạt Kiểm lâm huyện) và Lãnh đạo UBND huyện; (v) Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ và lực lượng của cơ sở để phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, cơ quan của huyện khi có tình huống xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ” tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao của các lực lượng PCCCR; (vi) Chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện nếu xảy ra cháy rừng mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
         
7. Các đơn vị chủ rừng: BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Bàn; BQL rừng phòng hộ Văn Bàn: 
(i) Rà soát, kiện toàn các tổ/đội bảo vệ rừng, PCCCR; trang bị dụng cụ, phương tiện PCCCR, đảm bảo tính cơ động khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra, thường trực tại các khu vực trọng điểm trong thời gian nắng nóng, hanh khô kéo dài; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn và địa phương giáp ranh trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR. Bố trí các chốt, trạm tại các khu vực trọng yếu, có nguy cơ cháy rừng cao để kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng, phát hiện sớm các điểm cháy; (ii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, PCCCR sâu rộng tới người dân, đặc biệt đối với khu vực dân cư sinh sống, có hoạt động canh tác, sản xuất nông nghiệp trong và gần rừng; (iii) Phân công, gắn trách nhiệm cụ thể cho Tổ bảo vệ rừng trong đơn vị; thường xuyên kiểm tra diện tích rừng được giao; thực hiện chăm sóc rừng, giảm thiểu vật liệu cháy trong lâm phần quản lý; (iv) Rà soát toàn bộ diện tích khoán bảo vệ rừng, kiên quyết thanh lý hợp đồng khoán bảo vệ rừng không đúng đối tượng, hoặc các tổ chức, cá nhân đã nhận khoán bảo vệ rừng nhưng thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của pháp luật trên diện tích rừng được giao; (v) Rà soát, bổ sung các biển báo, dụng cụ phục vụ công tác BVR, PCCCR; kiểm tra, xây dựng mới và chăm sóc các đường băng cản lửa tại các điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
         
8. Phòng Giáo dục và đào tạo; Huyện đoàn Văn Bàn
: Phối hợp với các Hạt Kiểm lâm trong công tác tuyên truyền giáo dục về BVR, PCCCR cho đoàn viên, học sinh ở các trường; các xã, thị trấn. Đặc biệt là học sinh Trung học phổ thông, Trung học cơ sở; Đoàn thanh niên ở các xã, thị trấn thấy rõ tác hại của cháy rừng và trách nhiệm của bản thân, hiểu được quy trình PCCCR để tránh các hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra cháy rừng, tích cực tham gia cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
         
9. Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện
: Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết; tăng cường tần xuất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về diễn biến thời tiết, các bản tin cảnh báo cháy rừng để chính quyền địa phương, người dân chủ động phòng tránh.
Nguyễn Đức Thịnh


image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 31
  • Hôm nay: 92
  • Trong tuần: 326
  • Tất cả: 55829
Đăng nhập